Lợi nhuận chính là động cơ vĩ đại nhất

Đây là 1 câu hỏi đơn giản, khi bạn tiêu 100$ để mua 1 đôi giầy, người chủ tiệm giày có được hưởng hết 100$ không? Câu trả lời đương nhiên là không, người chủ tiêm giầy phải trả 1 số chi phí sau, như là: lương nhân viên, mặt bằng, nguyên liệu, thuế phí, điện nước, phí sửa chửa và vô số các khoản phí khác…

Lợi nhuận của anh ta là số tiền còn lại khi đã trả vô số các chi phí kia. Đó là thu nhập của anh ta để chi trả cho thời gian và tiền bạc anh ta đã bỏ ra cho sự mạo hiểm mà anh ta đã chấp nhận để kinh doanh. Lợi nhuận là 1 động lực để con người làm việc siêng năng hơn đem của cải vật chất về cho họ và cho cuộc sống của người khác tốt hơn.

Ta có 1 ví dụ khác – Bill Gates, ông ta trở nên giàu có bằng cách nào, câu trả lời ông ta đã sáng chế ra 1 thứ mà hàng tỷ người muốn và sẵn lòng móc túi để có được nó, hệ thống phần mềm cho máy tính như window, phần mềm Word và 1 số phần mềm khác. Ông ta và công ty đã tận dụng tài nguyên và chất xám 1 cách rất hiệu quả để làm ra những sản phẩm đó.

Vậy điều gì thúc đẩy ông ta và vô số người khác khởi nghiệp làm việc siêng năng như vậy? Đó là lợi nhuận. Nếu không có động cơ là lợi nhuận tại sao 1 người lại bỏ tiền tiết kiệm khó nhọc mới có được và hàng trăm giờ lao động vất vả không lương, lại còn chấp nhận vô số rủi ro để đem sản phẩm hoặc dịch vụ của họ ra thị trường?

lợi nhuận

Bạn không cần phải kiếm hàng tỷ $ như Bill Gates. Để đơn giản hơn, ta lấy ví dụ khác, chủ trang trại chăn nuôi, ông ta phải chăn nuôi đàn bò của mình quanh năm bất chấp thời tiết mưa nắng , nóng lạnh. Ông ta phải chăm sóc những con bò sao cho nó không bị đau ốm bệnh tật và chấp nhận rủi ro đó để đem đến cho người dân khắp nơi những miếng thịt tươi ngon nhất để họ dùng hàng ngày. Tại sao các chủ trang trại làm vậy, bạn nghĩ họ làm vậy vì họ yêu cư dân? Tất nhiên không phải, họ làm vậy vì lợi nhuận thôi, họ muốn đem thêm của cải vật chất về cho họ và gia đình họ. Bạn có thể ra chợ hoặc siêu thị, bất cứ ngày nào trong tuần đều có thịt bò để bán cho bạn. Cũng tương tự như vậy với: Đường, muối, khoai, rau củ quả, hàng công nghệ, nội thất hay bấy cứ thứ gì… Các món hàng luôn xuất hiện và có mặt như là một phép màu vậy, đơn giản vì họ đang tranh thủ kiếm lợi nhuận.

Chúng tồn tại vì phụ thuộc vào lợi nhuận, nếu vì lý do nào đó lấy đi động cơ lợi nhuận thì những thứ đó sẽ biến mất. Đây là 1 lý do tại sao động cơ lợi nhuận lại quan trọng, hãy tự hỏi bản thân bạn câu sau: Bạn thường không hài lòng với cơ sở hay tổ chức nào nhất, câu trả lời thường là cơ quan công quyền đơn giản vì họ hoạt khộng không vì lợi nhuận nào hết, không ai được thưởng khi làm tốt và cũng không bị phạt khi làm việc tồi, vì họ đâu có động cơ lợi nhuận.

Và bạn thường hài lòng với cơ sở hay tổ chức nào? Đa số các câu trả lời đều là các cửa hàng tư nhân, vì sao? Đơn giản nếu họ phục vụ bạn không tốt, bạn sẽ đem tiền đi tiêu chổ khác, vậy lợi nhuận của họ sẽ không còn, họ sẽ phá sản. Động cơ lợi nhận thúc đẩy con người làm những điều vĩ đại, lấy đi động cơ đó, thế giới sẽ chán đến mức bạn không tưởng tượng được đâu.

Vân An

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *