Lý thuyết của lý thuyết và Lý thuyết của thực tế

Lý thuyết cũng được chia ra làm nhiều loại lắm bạn àh, thường gặp nhất chúng ta có 2 loại:

Lý thuyết mang tính học thuật, nghiên cứu
Lý thuyết mang tính đúc kết từ thực nghiệm
v.v…

Thông thường khi nói đến lý thuyết là mọi người cứ đè đầu cái lý thuyết học thuật, nghiên cứu ra mà nói. Nào là vớ vẩn, nào là không phù hợp với thực tế, nào là khác xa với thực tế, nào là lý thuyết suông… Ủa, đó là chuyện bình thường mà, lý thuyết dạng này mang tính học thuật và nghiên cứu mà… Nó có được tạo ra để phục vụ cho thực tế đâu, nó có được cập nhật thường xuyên liên tục đâu, nó có được mọi người quan tâm và rót tiền vào cho nó đâu…

Bạn sẽ gặp mớ lý thuyết này thông qua các hình thức “phổ thông”, phổ thông tức là một người bình thường phải làm cho được ấy và nó mang tính gần như là ép buộc, như là: sách giáo khoa, sách phổ cập, giáo trình, tài liệu giảng dạy ở các lớp học được gọi là chính quy…

Làm sao để có khả năng viết bài

Dạng lý thuyết thứ 2 mang tính đúc kết từ thực nghiệm, tức là họ đã làm rồi, sai rồi, sửa sai rồi sau đó họ kể lại quá trình đó thông qua các cuốn sách, thông qua các buổi nói chuyện. Hay nói cách khác đó là thực tế của người viết nhưng lại là lý thuyết của người đọc. Hay nói cách khác đó là thực tế của người kể nhưng lại là lý thuyết của người nghe. Loại lý thuyết này mang tính thực tiễn khá cao, cũng đơn giản thôi mà, chúng được đúc kết từ thực nghiệm thì lẽ đương nhiên phải mang tính thực tiễn cao rồi. Nhưng bạn chớ nhầm lẫn, đó vẫn là lý thuyết, nó chỉ được xem là thực tế khi nào bạn bắt tay vào làm cho ra kết quả. Trong quá trình làm đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng mặc dù lý thuyết dạng này mang tính thực nghiệm nhưng nó cũng không hoàn toàn phù hợp với bạn. Bởi vì bối cảnh của bạn khác với bối cảnh khi đó của người ta, thế thôi.

Bạn sẽ gặp lý thuyết dạng này thông qua các hình thức “tự nguyện”, không ai ép buộc bạn cả, và phần lớn trường hợp là bạn phải trả một cái giá cao hơn dạng lý thuyết “phổ thông” đấy, như là: các cuốn sách ở nhà sách, các khóa học ngắn hạn, các buổi hội thảo, các buổi hẹn gặp mặt cafe, các buổi ăn trưa giao lưu, các buổi tọa đàm, các ngày hợp đại hội cổ đông, các ngày hội hop của doanh nghiệp, các nhóm các hội đầu tư-kinh doanh v.v…

Lý thuyết “phổ thông” thì dễ kiểm chứng thông qua các giấy phép, các bằng cấp, các chứng chỉ của người giảng dạy, phù hợp với túi tiền của phần lớn mọi người, và quan trọng hơn là nó phù hợp với cách suy nghĩ và cái được gọi là chuẩn mực đạo đức của đại đa số.

Còn loại lý thuyết “tự nguyện” thì khó mà kiểm chứng được, chẳng có mảnh giấy nào chứng nhận được điều đó cả. Và đó chính là lý do các khóa học tư duy làm giàu ngày nay mộc lên như nấm. Tuy nhiên, nếu bạn kiếm đúng người để theo học, chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn thôi, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được hiệu quả.

Có lẽ tôi cần phải giải thích rõ hơn về cái vụ “chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn thôi”. Chữ ngắn ở đây của tác giả là khoảng khoảng 1-2 năm nha bạn. Đầu tư cũng thế, kinh doanh cũng thế nốt. Để có thể thực sự làm ra tiền một cách bền vững và hiệu quả, bạn cần ít nhất phải 1-2 năm dưới sự theo dõi và hướng dẫn của người đi trước.

Việc lựa chọn lý thuyết nào để theo học thì đó là quyền lựa chọn của bạn. Nếu bạn hỏi tôi cái nào quan trọng hơn thì câu trả lời của tôi là: “cả hai đều quan trọng”.

Còn về việc làm sao để kiếm ra được người thầy có trải nghiệm thực tế trong lý thuyết “tự nguyện” thì chúc bạn may mắn vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *