Chứng khoán phái sinh – Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?

CFD  – Contract For Difference (Hợp đồng Chênh lệch) là một thỏa thuận giữa song phương tham gia về vấn đề chênh lệnh giá trị của một tài sản cụ thể nào đó.

Khi hợp đồng đáo hạn, hoặc là khi bên ký kết quyết định đóng vị trí, người bán sẽ trả cho người mua mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá khi mở vị trí, nếu giá của tài sản cụ thể tăng lên. Hoặc ngược lại, nếu giá của tài sản cụ thể giảm đi, và mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ban đầu bị âm, thì người mua phải trả mức chênh lệch cho người bán.

CFD là một dạng phái sinh cho phép các nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động của các tài sản khác nhau. Đồng thời, do linh hoạt hơn và dễ tiếp cận hơn, hợp động chênh lệch cung cấp một số lợi thế hơn so với lúc trực tiếp giao dịch tải sản cụ thể.

CFD là gì

CFD về ngoại tệ thường được gọi là Forex.

Hợp đồng CFD có thể được phái sinh dựa trên rất nhiều tài sản khác nhau, trong đó có ngoại tệ và CFD dựa trên tài sản ngoại tệ thường được mọi người gọi với cái tên là Forex.

CFD cho những tài sản khác ngoài Forex như: trái phiếu, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán index, ETF (xem thêm ETF là gì? ), bất động sản, cà phê, ca cao, ngũ cốc, vàng, bạc, kim loại…

CFD ra đời với mục đích chính là hưởng phần lợi nhuận chênh lệch, do đó sẽ không thể có được lợi nhuận khi thị trường đi ngang.

CFD trên chỉ số chứng khoán được giao dịch tương tự như các hợp đồng tiền tệ. Các hợp đồng CFD có thể được xem như những công cụ dùng để giao dịch hầu hết các sản phẩm tài chính trên nền tảng chênh lệch. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải đầu tư toàn bộ giá trị danh nghĩa của tài sản.

Hợp đồng chênh lệch

CFD không đòi hỏi quyền thực hiện trên tài sản cơ sở. Như đã nói mục đích của CFD chỉ là hưởng sự chênh lệch do đó ở phần lớn trường hợp CFD sẽ không có chuyện thực hiện quyền trên tài sản cơ sở. Mọi thứ sẽ được quy đổi thành tiền khi hợp đồng được đóng lại.

CFD không có ngày đáo hạn, do đó CFD sẽ không bị phân rã giá trị theo thời gian.

Ngày nay, với tính cạnh tranh cao giữa các sàn môi giới chứng khoán, CFD sẽ được hưởng cổ tức nếu là CFD cổ phiếu. Đối với trường hợp CFD ngoại tệ tức forex mặc dù không bị phân rã giá trị theo thời gian nhưng forex sẽ phải chịu chi phí Swap.

Khi mở một trạng thái giao dịch forex, nhà đầu tư sẽ quản lý tiền được nhà môi giới cung cấp. Hay nói một cách khác là nhà đầu tư đi vay một loại tiền tệ này để mua một loại tiền tệ khác. Như vậy, nhà kinh doanh sẽ phải trả lãi trên khoản tiền đã vay và đương nhiên là có quyền kiếm lời trên số ngoại tệ đã mua từ khoản vay đó. Nhà kinh doanh sẽ phải thanh toán các khoản lãi này khi duy trì trạng thái đối với một cặp tiền tệ nào đó qua đêm. Nó được xác định bởi hai yếu tố: sự chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền và khối lượng ngoại tệ được mua.

Thân chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

Comments

  1. By Huynh Van Gioi

    Reply

    • Reply

      • By đức

        Reply

        • By Hoon

          Reply

    • By LE MINH

      Reply

  2. By Hung Phat Do Nguyen

    Reply

    • By Hung Phat Do Nguyen

      Reply

  3. By Nguyen duy hiep

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *