Vòng luẩn quẩn tài chính
Câu hỏi cơ bản nhất và thường gặp nhất trong thế giới tiền bạc: Tại sao cứ đầu tháng lãnh lương đến giữa tháng đã hết tiền, đến cuối tháng là mắc nợ ???
RICH DAD : tất cả mọi người tìm đến cha, họ chỉ xin một ít tiền, xin mượn tiền hay là xin một công việc nào đó, chưa bao giờ có ai tìm đến cha và xin lời khuyên về cách quản lý tiền !!!
Phần lớn đại đa số mọi người đều biết rằng họ đang có vấn đề trục trặc về tiền bạc nhưng thực lấy làm tiếc họ lại quá thông minh, thông minh đến nổi tự cho rằng mình đã biết tất cả … thật sự rất nguy hiểm với những con người quá thông minh như thế !!!
Biết là đang có trục trặc về tiền bạc là thế nhưng lại chẳng bao giờ thấy họ thật sự tìm hiểu về tiền bạc… họ tin rằng chỉ cần có thêm tiền là sẽ giải quyết được vấn đề. Thật ngớ ngẩn, có thêm tiền sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề… điều đó chỉ đẩy vấn đề đi xa hơn và nghiêm trọng hơn…
Khi lương tháng của bạn là 3tr… bạn sẽ tiêu xài theo kiểu 3tr…
Khi lương tháng của bạn là 6tr… bạn sẽ tiêu xài theo kiểu 6tr…
Khi lương tháng của bạn là 12tr… bạn sẽ tiêu xài theo kiểu 12tr…
Khi lương tháng của bạn là 20tr… bạn sẽ tiêu xài theo kiểu 20tr…
Bạn nhìn thấy vấn đề rồi chứ, bất kể lương tháng của bạn là bao nhiêu thì khi đến cuối tháng bạn đều có xu hướng tiêu hết tiền… đó là một sự thật … một sự thật rất đáng để suy nghĩ…
Hầu hết tất cả mọi người trên thế giới này, bao gồm cả tôi, đều được dạy bảo thế này: Hãy học cho thật tốt hãy học cho thật giỏi, tốt nghiệp với tấm bằng khá giỏi, sau đó tìm một công việc thật tốt (có thể hiểu tốt ở đây là ổn định và lương cao) … từ từ leo lên từng nấc thang thăng tiến của cty, lập gia đình, sinh con … đó chính là tiêu chuẩn của cuộc sống lý tưởng …
Lý tưởng hay không thì không biết, chỉ biết là cho dù ở giai đoạn nào của lời khuyên trên đều có cùng chung 1 đặc điểm : Luôn luôn thiếu tiền …
Khi đi học thì không có sự khác biệt đáng kể cho lắm, tất cả sự khác biệt chỉ bắt đầu rõ nết khi chúng ta tốt nghiệp ra trường… hầu hết đại đa số chúng ta đều phải đi làm sau khi tốt nghiệp… và sau 1 khoảng thời gian đi làm… rõ ràng là sẽ chia ra như sau :
- Những con người luôn xài hết tiền: Không cần đến cuối tháng đâu, chỉ cần giữa tháng hay thậm chí là ngay sau khi lãnh lương luôn… họ đã ko còn bao nhiêu là mấy trong bóp.
- Những con người biết tiết kiệm: Tiêu xài hoang phí là hoàn toàn sai lầm, họ cảm thấy tầm quan trọng của việc phải tiết kiệm… nhưng sau đó thì thế nào ??? khi số lượng tiền tiết kiệm lên đến con số kha khá nào đó … họ vung tiền vào những thứ mang đến những cảm giác rất sang trọng và đẳng câp … xe mới, điện thoại mới chẳng hạn… cho dù họ không vung tiền vào những thứ xa hoa đắt đỏ đó thì sau một căn bệnh hay một tai nạn ngoài ý muốn nào đó cũng cuốn sạch số tiền tiết kiệm của họ mà thôi… chưa tính đến sự bất công này: sức mua của đồng tiền bị giảm đi theo thời gian…
- Một số ít những con người: Tiêu xài hoang phí là không nên, nhưng tiết kiệm không phải là cách tốt nhất… cũng như những con người biết tiết kiệm, họ tiết kiệm, thậm chí là còn tiết kiệm hơn nữa kìa… với ánh mắt của người ngoài họ chính là sự keo kiệt… sau khi số tiền tiết kiệm đó đã ở con số kha khá… đơn giản thôi, hãy tìm cách nhân giống chúng lên, người ta thường nói cái gì ??? Dùng cái gì để làm ra tiền ??? câu trả lời là : dùng tiền để làm ra tiền !!!
Nếu có 10 triệu đồng trong tay, bạn sẽ làm gì ???
Khi có 10 triệu đồng trong tay, với người nghèo 10tr thì mãi mãi cũng chỉ có thể là 10tr … nhưng với người giàu họ nhìn thấy được những hạt giống có thể đâm chồi nảy nầm sản sinh ra rất nhiều cái 10tr khác và khác nữa …
Và cái khó ở đây chính là 2 chữ này: TIẾT KIỆM nói thí có lẽ dễ đấy, làm sao có thể tiết kiệm được trong khi còn không đủ tiền để xài ??? chắc bạn cũng đang thắc mắc như thế nhở !!!
Đừng bao giờ gom chung chung các khoảng chi phí lại thành một khối, hãy chia nhỏ chúng ra, lời đề nghị hợp lý ở đây chính là chia các chi phí ra thành 2 nhóm : Nhóm chi phí chính đáng và nhóm chi phí không chính đáng
Nhóm chi phí chính đáng chính: Là những khoảng chi phí nhất thiết phải chi ra, không thể làm khác đi được vì đó là những khoảng chi phí cần phải có để duy trì cuộc sống, thí dụ như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học phí, tiền gửi về gia đình …
Nhóm chi phí không chính đáng: Là những khoảng chi phí có thể hiệu chỉnh được, thay vì uống cafe ở những nơi đắt tiền, sao ko hiệu chỉnh lại vài lần chuyển sang nơi rẻ hơn … tôi không bảo bạn phải bỏ hẳn những nơi quen thuộc đắt tiền trước đó mà chỉ là đi ít lại thôi mà … thay vì ăn ở những nơi sang trọng danh tiếng thì hãy thử nghĩ đến những nơi bình dân hơn … thay vì thường xuyên đi du lịch du hí ở đâu đó thì bây giờ vẫn đi… chỉ là đi ít lại thôi mà… thay vì cứ rảnh rổi là đi la cà ở đâu đó để xài tiền thì ở nhà nhiều hơn vừa bớt chi phí vừa có thêm thời gian để làm những việc riêng cá nhân yêu thích v.v…
Có người lập luận : “Sống mà cứ phải gò bó khó chịu nhưng thế ko được đâu, tính tôi là phải thoải mái”… vâng, tôi đâu có bảo bạn là phải như thế suốt đời cơ chứ, tất cả chỉ là tạm thời thôi mà, chỉ là dời lại những sự thụ hưởng lại thôi mà.
Đừng tiết kiệm để chờ ngày khó khăn đến … hãy tiết kiệm để chờ ngày huy hoàng
Theo thống kê, 98% những người được tăng lương chỉ cảm thấy vui vẻ trong khoảng thời gian đầu, và sau đó tình hình tài chính của họ lại trở về y như củ, y như là lúc họ chưa được tăng lương… khi lương tăng điều đó cũng có nghĩa chi tiêu của họ cũng tăng, do đó 98% ko thể nào dư ra được đồng nào dù họ đã được tăng lương. Thậm chí việc tăng lương đã đẩy họ vào những chi tiêu lớn hơn, đắt hơn nữa và sớm hay muộn gì thì cục dư nợ của họ cũng tăng lên … chẳng bao giờ thoát được … VÒNG LUẨN QUẨN TÀI CHÍNH …
Tiền không thể giải quyết được vấn đề, nói rộng ra tí xíu nhé… bạn có biết lạm phát rồi đúng không ??? mặc kệ những định nghĩa khái niệm sách vở đó đi… lạm phát chính là việc lạm dụng phát hành thêm tiền … đơn giản thế thôi… chính vì thấy thiếu tiền và nghĩ rằng có thêm tiền sẽ giải quyết được vấn đề nên bạn thấy rồi đấy đã có thêm rất nhiều tờ tiền mới ra đời… và chắc chắn bạn cũng thấy kết quả rồi đấy… khi có thêm tiền để giải quyết vấn đề đã dẫn đến cái gì ??? sự hưng thịnh giả tạo và sau đó là hàng loạt của hàng loạt cty giải thể, hàng trăm ngàn người mất việc và trở thành gánh nặng cho bảo hiểm thất nghiệp … và hoàn toàn đúng đắn khi nghĩ rằng bảo hiểm y tế là khoảng chi phí khổng lồ… và nó càng ngày càng khổng lồ theo thời gian theo từng ngày từng ngày… trên đời này chẳng có gì là miễn phí cả… khi bạn ko cần phải trả thì sẽ có người khác trả giúp bạn … và họ lấy tiền ở đâu để trả giúp bạn ??? nếu thiếu thì sao ???
Hãy tiết kiệm, hãy tiết kiệm và hãy tiết kiệm. Luôn luôn nhớ rằng hãy tiết kiệm để chờ ngày huy hoàng …
Để kết lại bài viết này :
ƯỚC MƠ CỦA BẠN LÀ GÌ ??? MỖI NGÀY BẠN SỐNG CÓ GIÚP BẠN TIẾN ĐẾN GẦN ƯỚC MƠ HƠN HAY KHÔNG ???
NẾU BẠN KHÔNG TỰ XÂY LẤY ƯỚC MƠ CỦA MÌNH, THÌ NGƯỜI KHÁC SẼ THUÊ BẠN ĐỂ XÂY ƯỚC MƠ CỦA HỌ !!!