Quyền chọn mua: Call Option là gì?
Hợp đồng quyền chọn có 2 loại đó là quyền chọn mua (Call Options) và quyền chọn bán (Put Options).
Bất cứ một hợp đồng nào cũng thế, sẽ phải có cả 2 bên là bên bán và bên mua thì mới có thể tạo thành một hợp đồng. Đó là điều cơ bản nhất bạn cần phải nắm vững. Hợp đồng quyền chọn là 1 dạng chứng khoán phái sinh, bạn có thể xem thêm chứng khoán phái sinh là gì? Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng chi tiết về Call Option. Vậy Call Option là gì?
Call Option: là hợp đồng quyền chọn mua.
- Người mua: trả phí, được quyền mua
- Người bán: nhận phí, có nghĩa vụ phải bán
Người mua quyền chọn mua: (Buy Call Option)
- Sẽ phải trả cho người bán quyền chọn mua một khoản phí gọi là phí quyền chọn (premium).
- Sẽ có quyền được mua một lượng cổ phiếu nhất định theo mức giá thực hiện được thỏa thuận ban đầu.
Người bán quyền chọn mua:(Sell Call Option)
- Nhận được tiền phí
- Có trách nhiệm phải bán một lượng cổ phiếu theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi người mua quyền chọn mua yêu cầu thực hiện quyền.
Ngoài ra ở hợp đồng quyền chọn (Option), chúng ta có thêm 3 khái niệm vô cùng quan trọng đó chính là:
- ITM: In The Money
- ATM: At The Money
- OTM: Out The Money
Bạn nên ghi nhớ thật cẩn trọng vì đặc điểm rất quan trọng của 3 phân vùng này. 3 phân vùng này ở Call Option sẽ trái ngược lại với Put Option.Bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn 3 phân vùng này ở 2 loại hợp đồng quyền chọn. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết 3 phân vùng đó ở Call Option
Ở trường hợp Call Option:
- Vùng ngay thị giá: được gọi là vùng hòa vốn, ATM (At The Money)
- Vùng nhỏ hơn thị giá: được gọi là vùng có tiền, ITM (In The Money)
- Vùng lớn hơn thị giá: được gọi là vùng mất tiền, OTM (Out The Money)
Vùng mất tiền tức là khi hợp đồng quyền chọn đáo hạn, mà hợp đồng của bạn bị rơi vào vùng mất tiền thì hợp đồng đó sẽ đáo hạn vô nghĩa, hợp đồng quyền chọn sẽ kết thúc mà không có gì xảy ra cả.
Vùng có tiền tức là khi hợp đồng quyền chọn đáo hạn, mà hợp đồng của bạn bị rơi vào vùng có tiền thì hợp đồng đó sẽ bị thực hiện quyền (Exercise), hợp đồng quyền chọn sẽ kết thúc với người mua Call Option sẽ mua cổ phiếu và người bán Call option sẽ bị ép bán cổ phiếu. (Tìm hiểu thêm cổ phiếu, chứng khóan là gì?)
Tuy nhiên, trong thực tế bạn không cần thiết phải đợi hợp đồng quyền chọn đáo hạn. Với hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ bạn có thể đóng (close) hợp đồng quyền chọn đi bất cứ lúc nào bạn muốn. Và lãi lỗ khi đó sẽ được tính toán dựa theo các thông số tại thời điểm close hợp đồng.
Trong bài viết tiếp theo chúng ta sẽ đi tiếp với Put Option, vì khá tương tự nên bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Bạn nên xem xét thật kỹ Call Option rồi hãy tiếp tục với Put Option nhé.
Thân chào và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết Put Option là gì? tiếp theo. Nếu bạn có thắc mắc hoặc là câu hỏi gì, đừng ngừng ngại để lại ý kiến của bạn, chúng tôi sẽ hồi đáp trong thời gian sớm nhất có thể.
Bạn có thể xem cái bài viết liên quan tới như:
- Hợp đồng quyền chọn (options) là gì?
- Chứng khoán phái sinh là gì?
- Chứng khoán là gì?
- Nên giao dịch cổ phiếu hay là giao dịch quyền chọn
Mình thấy ở đây có sự nhầm lẫn một chút. Đối với Call Option thì out of money khi thị giá thấp hơn so với strick price chứ , còn in the money khi thị giá cao hơn so với strick price chứ.
Chào bạn Phượng,
Bạn đọc lại bài viết kỹ sẽ thấy không có sự nhầm lẫn vì câu hỏi của bạn bài viết cũng đã trả lời rồi
Ở trường hợp Call Option:
Vùng nhỏ hơn thị giá: được gọi là vùng có tiền, ITM (In The Money)
Vùng lớn hơn thị giá: được gọi là vùng mất tiền, OTM (Out The Money)
Chúc bạn vui
Mình muốn hỏi :
– Chỉ đến khi đáo hạn thì hai bên mua bán option mới quyết định chuyện lời lỗ ? Hay trong khi giá cổ phiếu lên hoặc xuống đến giá thực hiện hợp đồng thì đã phải thanh lý hợp đồng rồi ?
Chào bạn Minh,
Trong quyền chọn kiểu Mỹ thì bên mua quyền chọn có thể thực thi quyền bất kỳ lúc nào sao cho có lợi cho mình, bên bán quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn. Quyền chọn kiểu Châu Âu thì tới đáo hạn mới thực hiện.
Thân
Chào AD.
Nếu phí quyền chọn ghi là 3 1/2 thì hiểu thế nào vậy AD?
Tôi thấy bài viết diễn giải call option khó hiểu quá, theo diễn giải thì call tức là mua quyền chọn khi nhà đầu tư kỳ vọng thị trường tăng. Tuy nhiên, khi nhìn vào đồ thị diễn giải các vùng ITM, ATM và OTM thì cho thấy xu hướng mũi tên đi lên thì vào vùng OTM tức là mất tiền, vậy tôi kỳ vộng thị trường đi lên nhưng rồi vào vùng mất tiền thì hỏi tôi mua option đó làm gì. Mong tac giả giải thích rõ hơn chứ mập mờ khó hiểu quá.
Chào bạn Turtle Soup
Trong các tài liệu giảng dạy thì đa phần đều lấy giá thực hiện (strick price ) làm trọng tâm. Trong khi đó khi giao dịch thực tế, các công ty môi giới chứng khoán lại thường hay biểu thị theo phong cách lấy thị giá (giá trị thị trường – Market price) làm trọng tâm. Nên đôi khi tạo nên sự nhầm lẫn trong mối tương quan giữa 2 vị trí giá thực hiện và thị giá mà thôi.
Giả sử Khi nói về vùng ITM của call Option:
+ Bạn có thể nói là khi: Thị giá cao hơn giá thực hiện
+ Hoặc bạn cũng có thể nói là khi: Giá thực hiện thấp hơn thị giá
Đó là 2 cách diễn đạt, nhưng thực chất chỉ là một.
Còn về phân vùng OTM khi dịch sang tiếng Việt nó có nhiều cách dịch khác nhau, như là: Vùng mất tiền, vùng không có tiền, vùng chuẩn bị có tiền, vùng sắp sửa có tiền… Tùy theo người dịch.
Thí dụ như trong hình trên: Nếu thị giá tăng lên, thì vùng OTM sẽ nhỏ lại, vùng ITM sẽ phình to ra. Tức là bạn đã biến đổi 1 phần của vùng OTM (không có tiền) thành vùng ITM (vùng có tiền) tức là bạn đã kiếm được tiền khi thị giá tăng với trường hợp là người mua call option này.
Đơn giản nhất là thế này bạn nhé:
Với Call Option là quyền chọn mua, hay nói cách khác, người mua call option sẽ kỳ vọng thị trường đi lên. Hãy tưởng tượng giống như là bạn đang leo thang vậy, đang leo theo hướng đi lên:
+ Chổ bạn đang đứng, tức là hiện tại: thí dụ như phân nữa của thang leo chẳng hạn: thì nó gọi là ATM, dịch sang tiếng Việt như thế nào thì tùy bạn nhé.
+ Từ chổ bạn đang đứng, quay đầu nhìn xuống, tức là những chổ bạn đã leo qua rồi, cho nên nó là quá khứ: Đó là ITM
+ Từ chổ bạn đang đứng, ngước đầu nhìn lên phía trên, những nơi mà bạn chưa leo tới, mà chỉ là đang chuẩn bị leo tới, cho nên nó là tương lai: Đó là OTM.
Hiển nhiên trong quá trình leo, có khi bạn sẽ bị tụt xuống do nhiều lý do, hoặc leo nhanh hơn mức bình thường, đó cũng giống như là việc thị giá thay đổi vậy.
Chúc vui, hy vọng là bài viết có thể giúp ích cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì thì cứ để lại tin nhắn, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian sớm nhất có thể.
Ở Việt Nam thì mình nên mở tài khoản ở đâu để đầu tư stock thế giới và Trading Option được ạ?
Hi tac gia bai viet,
Minh nghi hinh nhu co su nham lan o bieu do tren, neu theo dia vi la nguoi mua Call option thi vung nho hon thi gia se la vung MAT TIEN, con vung lon hon thi gia se la vung CO TIEN. Minh khong biet la bieu do nay co phai theo cuong vi nguoi ban Call option hay khong, nhung neu la vay thi vung co tien cua nguoi ban chi la tien loi tu phi’ hop dong option, neu gia tang (vung lon hon thi gia) thi ho phai ban co phieu va chap nhan lo!
Cam on
XIn chào Huy!
Huy chịu khó xem lại câu hỏi của bạn Turtle Soup nhé. tác giả đã có trả lời rồi ạ. Câu hỏi của Huy về cơ bản cũng khá giống với câu hỏi của bạn Turtle Soup.
Chúc vui!
Theo em hiểu đơn giản: thị giá lên mà mua thì mất tiền, thị giá xuống mà bán là lỗ. Nên call option khi thị giá tăng = otm lớn. Em hiểu vậy có đúng ko ạ?
Toi hieu nom na nhu vay khong biet co dung khong: toi co 1 hop dong call option mua 1 co phieu A gia 10 dong (strick price). Neu mai cp A co thi gia la 12 dong (market price), nghia la toi dang o vung ITM, neu toi quyet dinh dao han hop dong, dung khong ban ?
Dac
HIX. hiểu đơn giản khi mua mong thị giá giảm, khi bán mong thị giá tăng đúng ko bạn?
Không nhầm đâu bạn nha. Vùng mất tiền ở đây là mất tiền ở hợp đồng mua. Bạn sẽ phải trừ số tiền bạn mua hợp đồng sau khi tính toán chi phí lời sau ngày đáo hạn khi giá tăng