Dự đoán thị trường chứng khoán bằng hợp đồng quyền chọn Options
Dự đoán thị trường chứng khoán là 1 điều khá là nực cười.
Có lẽ nó có nguồn góc từ sự dự toán của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất thương mại. Tuy nhiên, chẳng rõ là vì lý cớ gì mà nhiều người thích đánh đồng cả 2 điều khác biệt đó lại thành 1. (dự đoán với dự toán là khác nhau chứ – 1 cái là ĐOÁN – 1 cái là TOÁN).
Như 1 câu nói vui thế này: Doanh nghiệp nói tiếng Tây Ban Nha, còn các ngân hàng (và các nhà đầu tư) nói tiếng Bồ Đào Nha. Đối với những người không thành thạo, họ nghĩ đó là cùng 1 ngôn ngữ. Nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác biệt.
Có không ít người mới tham gia thị trường – Ngoại lệ là 1 số người tham gia lâu năm rồi vẫn cho rằng thị trường chứng khoán hoàn toàn có thể dự đoán (biết trước) được. Và chỉ cần dự đoán được là coi như thắng chắc cú 100% – Giang hồ giới trading (giao dịch) gọi là CHÉN THÁNH.
Tuy nhiên, sự thực thì hơn 90% những người tham gia giao dịch tài chính (đặc biệt là giao dịch ngắn hạn) đều thua sấp mặt. 100 năm trước là như vậy, và 100 năm sau bây giờ cũng là như vậy – vẫn là tỷ lệ hơn 90% người tham gia giao dịch (trading) là thua sấp mặt. Dường như con người chẳng học được gì từ lịch sử cả.
Nhất là cái trường phái phân tích kỹ thuật – Thông qua lập trình và mô phỏng giả lập – Người ta đã chứng minh rõ ràng với đầy đủ số liệu rằng: Dự đoán thị trường bằng phân tích kỹ thuật thì chỉ có thua cho đến thua sấp mặt. Thế mà vẫn chẳng hiểu sao có nhiều người thích lao đầu vào tìm chén thánh – bằng cách học phân tích kỹ thuật. Với 1 niềm tin cực kỳ sắc đá – 100%. Niềm tin thì 100%, nhưng kết quả thì vẫn là thua sấp mặt thôi.
Thôi như thế đủ rồi, để tác giả tôi hướng dẫn các bạn thêm 1 cách dự đoán thị trường tài chính – chứng khoán nhé.
Thế dự đoán là gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu đúng chữ dự đoán cái đã. Dự đoán có nghĩa là nó phải gắn liền với xác suất. Hay nói cách khác là phải ứng với 1 tỷ lệ phần trăm nào đó.
Nhược điểm lớn nhất của 2 phương pháp phân tích (cơ bản và kỹ thuật) là không thể liệt kê ra con số tỷ lệ phần trăm chính xác là bao nhiêu?
Lấy thí dụ: Khi người ta nói 2 đường trung bình động (MA) cắt nhau thì nó là tín hiệu. Nhưng nếu bạn hỏi tới: Thế tín hiệu đó có xác suất trúng là bao nhiêu phần trăm? Không ai có thể trả lời được – Hoặc nếu có trả lời thì họ cũng chỉ phán bừa đại 1 con số nào đó mà thôi. Thật đấy, lần sau bạn cứ thử, chẳng mấy ai trả lời được đâu.
Tại sao tôi dám khẳng định điều đó? Đơn giản vì tôi hiểu không phải ai cũng có khả năng lập trình (tôi có thể lập trình dù không giỏi lắm ^^). Chỉ những ai biết lập trình (và biết trading) thì mới có thể thu thập 1 số lượng đủ lớn các tín hiệu đó. Rồi từ đó mới có thể tổng kết ra được tỷ lệ phần trăm. Ngoài ra, việc thu thập này tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Còn nói theo kiểu ngắn gọn thì là như thế này: Tại tôi làm rồi, nên tôi biết, đơn giản thế thôi. Tôi chỉ đang nói lại những gì mình đã làm.
Tại sao dự đoán bằng options lại hiệu quả hơn.
Xét về bản chất, hợp đồng quyền chọn options chính là 1 dạng xác suất. Lấy ví dụ như thế này: Giả sử thị giá của SPY hiện đang là 380. Từ giờ đến 3 tháng sau:
+ Xác suất nó tăng lên 385 điểm là bao nhiêu phần trăm?
+ Xác suất nó tăng lên 390 điểm là bao nhiêu phần năm?
Ngược lại
+ Xác suất nó giảm xuống 375 điểm là bao nhiêu phần trăm?
+ Xác suất nó giảm xuống 370 điểm là bao nhiêu phần trăm?
Vân vân…
Ứng với từng khoảng thời gian – tương ứng với từng mức giá – tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu điểm – đều có thể ước tính được khả năng đó là bao nhiêu phần trăm. Đó chính là hợp đồng quyền chọn options.
Khác với mấy bố nhìn đồ thị (khối lượng và giá) rồi dự đoán – thực ra là phán bừa may mắn trúng. Không tin ư? Cứ hỏi tới như câu hỏi phía trên á: Thế nó tăng thì khả năng tăng (tổng thể) là bao nhiêu phần trăm? Tăng thêm 5 điểm là bao nhiêu phần trăm? Tăng thêm mười điểm là bao nhiêu phần trăm? Đa phần các thánh “chuyên gia phân tích đồ thị kỹ thuật” đều cứng họng liền.
Options dự đoán dựa trên số lượng hợp đồng được mở. Hay nói cách khác là thóc thiệt, là tiền tươi, là cơm áo gạo tiền, là căn cứ vào sự mong muốn, và sự kỳ vọng của những người thực sự đã bỏ tiền vào thị trường. Chứ không phải như mấy bố nhìn đồ thị chỉ chỉ trỏ trỏ rồi đứng ngoài thị trường mà phán như thánh.
Options phản ánh đúng hơn, chân thực hơn về viễn cảnh trong tương lai của 1 tài sản tài chính nào đó. Vì những dữ liệu của options đến từ trạng thái kỳ vọng của những người tham gia thị trường.
Hay nói cho nó dễ hiểu: Nếu bạn muốn biết những người đang tham gia thị trường, họ đang kỳ vọng thị trường tăng hay giảm, tăng thì tăng bao nhiêu điểm, giảm thì giảm bao nhiêu điểm… Trong từng khoảng thời gian cụ thể… ứng với bao nhiêu phần trăm… Việc xem xét các thông số của hợp đồng quyền chọn options sẽ cho bạn những gợi ý thực sự hữu ích.
Ngoài ra, các hợp đồng phái sinh như: Hợp đồng tương lai, hay hợp đồng kỳ hạn cũng có thể dự đoán được. Tuy nhiên không tốt bằng hợp đồng quyền chọn.
Dữ liệu – nguyên liệu cho việc dự đoán
Các vị thế được mở của: Hợp đồng quyền chọn mua (call options) và hợp đồng quyền chọn bán (put options) sẽ cho thấy mức kỳ vọng của thị trường (chính xác hơn thì là mức kỳ vọng của người tham gia thị trường) về thị giá của thị trường. Từ đó phản ánh mức tâm lý của thị trường sẽ nghiêng nặng hơn về hướng tăng hay là hướng giảm – trong tương lai – ứng với 1 khoảng thời gian cụ thể nào đó.
Lấy thí dụ cụ thể cho dễ hiểu nà:
+ Giá thị trường của call options sẽ có xu hướng mắc hơn, khi nhiều người tin rằng thị trường sẽ tăng – Và thực sự có tác dụng đến xác suất cao là thị trường sẽ tăng, khi giá cả của call options tăng lên. (và ngược lại)
+ Tương tự cho put options cũng vậy. Khi giá cả của Put Options tăng lên – xác suất cao là thị trường sẽ giảm trong 1 khoảng thời gian cụ thể nào đó trong tương lai.
+ Mức chênh lệch nhiều hay ít của Call options và Put option sẽ cho biết mức động biến động là cao hay thấp (Để biết điều này, bạn cần theo dõi rất nhiều và lâu. Mới có thể biết được như thế nào là trạng thái bình thường, mức chênh lệch nào là bình thường, để từ đó có cái mà so sánh với cái được gọi là khác thường).
***** Bằng cách xem xét nhiều và rất rất rất nhiều (tác giả cố tình viết 3 chữ rất đấy) hợp đồng quyền chọn options ở nhiều mức giá khác nhau, nhiều khoảng thời gian đáo hạn khác nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được thị trường trong khoảng thời gian sắp tới là tăng hay giảm.
Còn chuyện tăng giảm bao nhiêu phần trăm thì phức tạp hơn nhiều lắm. Và tác giả cũng không quan tâm đến toàn bộ nguyên chuỗi các xác suất phần trăm đó (từ 0% đến 100%). Tác giả chỉ quan tâm những phân vùng có xác suất KHÔNG THUA từ 65% trở lên mà thôi.
Tại sao tác giả lại chọn con số 65% thì lời khuyên là bạn nên tìm hiểu về lý thuyết trò chơi. (John Nash – giải Nobel 1994). Còn diễn giải ngắn gọn thì tác giả cho rằng bạn đừng có tin ba cái thứ lý luận xàm xí đú rằng: Khả năng thắng thua là 50/50 vì thị trường chỉ có 2 hướng là tăng và giảm. Trong giao dịch thực tế không bao giờ có cái chuyện 50/50 tào lao đó đâu.
Trong các giao dịch tài chính thực tế, xác suất thắng (thuần tự nhiên) của bạn chỉ vào khoảng 35%. Ở các điều kiện hoàn toàn bình thường, có thể diễn giải sang trạng thái đương tương là khoảng 40 – 45% là không thua. Còn khi ở các trường hợp tệ hại – Như thị trường biến động mạnh và bất thường, xác suất thắng chỉ vào khoảng 22-30%.
Giờ thì bạn hiểu tại sao phần lớn người tham gia trading đều thua lỗ rồi chứ. Đơn giản vì họ hiểu nhầm những con số – Đặc biệt là các con số về xác suất thắng thua. Nếu xác suất thắng của bạn thấp hơn 60% – Hoặc xác suất không thua không cao hơn 65% thì đừng có ngu dại gì mà xuất chiến. (Làm ơn đọc kỹ giúp: Xác suất thắng – Khác với xác suất không thua).
Nếu bạn không hiểu khái niệm xác suất không thua, thì tác giả giải thích ngắn gọn như thế này: Lấy thí dụ: Bạn bỏ ra 5 ngàn USD để mua 1 số hợp đồng quyền chọn call options. Đến ngày đáo hạn, có thể sẽ xảy ra nhiều tình huống:
+ Thua lỗ toàn bộ 5 ngàn, cũng chính là mức thua lỗ cao nhất
+ Chỉ thua lỗ một phần của 5 ngàn đó
+ Hòa vốn, thu hồi về con số khoảng khoảng 5 ngàn
+ Lời, tức là thu về con số 5 ngàn vốn, kèm theo lợi nhuận nào đó. (mức lợi nhuận thu về là không giới hạn – tùy theo giá thị trường khi đáo hạn).
Ngoài trừ trường hợp thứ 1, cả 3 trường hợp còn lại đều được xếp vào hàng xác suất không thua. Cũng giống như kinh doanh buôn bán, nhập hàng về 10 đô – nhưng mà ế quá, bán giá 8 đô. Lợi nhuận là âm 2 đô – Nhưng vẫn bán được hàng, chứ không phải là không bán được. Tức là cty vẫn ở trạng thái hoạt động – Khác với trạng thái không làm gì.
Tại sao trường hợp thứ 2 – thua lỗ 1 phần lại được xem là xác suất không thua. Thì ngắn gọn lại là trạng thái thời gian, trong quá trình hoạt động, thực tế hợp đồng options vẫn có đôi lần tạo ra lợi nhuận rồi. Chẳng qua là chúng ta đang xét ở thời điểm đáo hạn thôi. Quá trình vận hành của options có nhiều khái niệm lắm – Trong đó có thuật ngữ thelta – sự phân rã giá trị theo thời gian.
Nói theo kiểu của kinh doanh là chi phí cơ hội – Chưa đáo hạn tức là còn thời gian – Còn thời gian là còn cơ hội.
Dự đoán SPY từ giờ đến cuối năm – tháng 12 năm 2021.
Trích nguyên văn lại từ bài viết phân tích SPY tháng 1 năm 2021: Trong khoảng 12 tháng sắp tới (tháng 12 năm 2021) các hợp đồng quyền chọn options dự đoán rằng thị trường chung SPY sẽ tăng lên khoảng 11% – ứng với xác suất từ 70%. Hay nói theo cách khác: Có 70% xác suất là SPY sẽ tăng thêm 11% khi đến cuối năm 2021 này. (Lưu ý: Ứng với các số liệu hiện tại thì dự đoán là như vậy).
Dự đoán xác suất từ các hợp đồng quyền chọn options: Chúng ta có thể tin rằng SPY sẽ tăng thêm khoảng 11% vào cuối năm 2021. Tức là đến tháng 12 năm 2021 này, SPY có xác suất cao là sẽ phá mức 400, và dừng lại ở khoảng con số 410. (tính ra là hơi thấp so với 1 số dự đoán là 430 vào cuối năm 2021).
Sau khi tổng hợp số liệu (tại thời điểm viết bài SPY tháng 1 năm 2021) tác giả đi đến kết luận như sau:
+ Điểm cân bằng có xác suất là 40%. Tức xác suất thắng vào khoảng 60% – Ánh xạ qua là 65-67% không thua. (căn cứ vào chỉ số sợ hãi VIX mà ánh xạ).
+ Có 10% xác suất là SPY sẽ giảm -33% hoặc thấp hơn nữa.
+ Cũng có khoảng 10% xác suất cơ hội là SPY sẽ tăng 21% hoặc cao hơn nữa.
Chịu khó đọc đến đây là cũng ghê gớm lắm rồi, nói tóm lại thì xác suất về mặt bằng chung tổng thể là như thế này: Khả năng cao là SPY sẽ tăng thêm 11% trong năm 2021 này. Tức là SPY sẽ khoảng đâu đó 410 điểm vào tháng 12 năm 2021 này. Thế cho đơn giản dễ hiểu nhá.
Tạm kết:
Đến đây, bạn hoàn toàn có quyền hỏi ngược lại, thế ông tác giả thành thạo options như vậy rồi có bị thua nữa không? Câu trả lời là vẫn thua như thường nhá – Đặc biệt là khoảng thời gian hưng phấn đang thắng liên tục, tự nhiên chuyển sang bị thị trường vã cho 1 cái tát té sấp mặt luôn.
Tâm lý con người mà, đang thắng liên tục, dễ gì chấp nhận được nỗi đau thua lỗ – chấp nhận mình sai.
Khác với mấy bố thánh phán: Luôn hô hào kêu bạn kiểm soát cảm xúc giao dịch, tác giả tôi thì không có khuyên bạn mấy cái tào lao phi thực tế đó. Bởi lẽ việc kiểm soát cảm xúc giao dịch trong suốt thời gian dài là điều hoàn toàn bất khả thi. Đã là không thể – thì kiểm soát kiểu gì nổi mà kiểm soát.
Đơn giản vì việc kiểm soát cảm xúc (nỗi sợ – tham lam) là chống lại bản chất của con người.
+ Con người biết sợ nên mới không làm những điều ngu ngốc, bảo toàn tính mạng, tránh bị trừng phạt…
+ Con người biết tham lam nên mới cố gắng làm việc nhiều hơn, tích trữ, phòng hờ thiên tai, tạo ra được nhiều của cải vật chất cho toàn xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại…
Cho nên, cá nhân tác giả tôi cho rằng: Dẹp cái thứ lý luận rẻ rách kiểm soát cảm xúc giao dịch đi, mà hãy kiểm soát tỷ lệ đòn bẩy. Dân gà thì chỉ nên dùng 1-2. Dân chuyên nghiệp thì dùng 1-4. Dân cực kỳ chuyên nghiệp thì dùng 1-10. Chứ không phải cái kiểu lý luận đòn bẩy càng cao càng tốt. Dân gà mờ mà phang đòn bẩy 1-100 thì không thua lỗ cũng uổng lắm.
Không ít lần thua sấp mặt, thế tại sao tác giả tôi vẫn có thể sống sót trong thị trường này được? Câu trả lời chính là đòn bẩy. Mức đòn bẩy mà tôi sử dụng rất khiêm tốn, chỉ là xung quanh mức 1-4 mà thôi.
Sống lâu năm tự nhiên sẽ thành huyền thoại thôi.
Cần gì phải gấp.
Chúc Vui!
No Responses