ETFs bài 2 – Các loại ETFs.

Trong bài viết trước, bạn đã được biết đến ETFs là gì. Nếu bạn chưa xem qua bài viết số 1 đó thì bấm vào đây: ETFs bài 1 – ETFs là gì

Còn tấm hình ngay phía dưới, cho bạn biết mức độ phát triển của ETFs thuộc vào hàng nhanh và kinh khủng đến mức nào: Số tiền đổ vào các quỹ ETFs trên toàn thế giới – đơn vị tính bằng nghìn tỷ đô la.

Các loại ETFs

thị trường chúng khoán Mỹ: Có nhiều loại ETFs khác nhau, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của từng người, thí như dụ: Tạo thu nhập – dòng tiền, đầu cơ rủi ro cao, tăng trưởng thị giá theo năm tháng, bảo hiểm phòng hờ rủi ro, bù đắp cho việc đa dạng hóa v.v… Dưới đây là những lời giới thiệu ngắn gọn về 1 số loại ETFs thường có trên thị trường chứng khoán.

ETFs trái phiếu

ETFs trái phiếu thường được sử dụng như là 1 công cụ nhằm mang lại dòng tiền thu nhập đều đặn cho các nhà đầu tư. Dòng tiền mang tính chất khá ổn định và định kỳ. Hiệu quả của ETFs trái phiếu phụ thuộc chủ yếu vào mức lợi tức của các loại trái phiếu cơ bản mà quỹ nắm giữ.

ETFs trái phiếu có thể nắm giữ nhiều loại trái phiếu khác nhau, bao gồm: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu liên bang, trái phiếu tiểu bang, trái phiếu thành phố, trái phiếu địa phương nào đó v.v… Khác với trái phiếu thông thường, các ETFs trái phiếu không có ngày đáo hạn, và nó cũng thường có những mức phí tốt hơn.

Chắc sẽ viết riêng 1 bài cho ETFs trái phiếu sau.

ETFs cổ phiếu

ETFs cổ phiếu bao gồm 1 rổ (1 số lượng lớn) các mã cổ phiếu khác nhau. Nó có thể bao gồm nhiều ngành nghề – hoặc là chỉ 1 ngành nghề duy nhất.

Ví dụ như: ETFs cổ phiếu theo chỉ số (index) thì thường bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau.

Còn ETFs cổ phiếu theo 1 ngành duy nhất như ngành ô tô thì nó chỉ bao gồm những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp ô tô. Phạm vi chỉ giới hạn trong nước, hay là phạm vi ở toàn cầu thì tùy theo tiêu chí và mục đích của quỹ ETFs cổ phiếu đó.

Ngoài ra các ETFs cổ phiếu đều có mức chi phí quản lý thấp hơn rất nhiều so với các mô hình quỹ đầu tư khác.

ETFs cổ phiếu có bài viết riêng sau này.

ETFs từng ngành

ETFs từng ngành – hay ETFs từng lĩnh vực. Đó là các ETFs chỉ tập trung duy nhất vào 1 ngành nghề hay 1 lĩnh vực cụ thể nào đó.

Ví dụ như một quỹ ETFs ngành năng lượng, thì nó chỉ bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng (thí dụ như xăng dầu). Mục đích của các ETFs từng ngành chính là để theo dõi mức độ phát triển của ngành nghề đó – bằng cách theo dõi tình hình hoạt động của các công ty trong lĩnh vực ngành nghề đó – Thông qua thị giá cổ phiếu của chúng.

Các ETFs từng ngành nghề thường được các nhà đầu tư sử dụng để luân chuyển nguồn vốn theo tình hình của nền kinh tế.

+ Nếu nền kinh tế phát triển, thường các nhà đầu tư sẽ tập trung vốn ở các ETFs ngành trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng v.v…

+ Ngược lại, nếu nền kinh tế kém hiệu quả, họ sẽ chuyển sang các ETFs trong lĩnh vực tiêu dùng, hàng thiết yếu, và y tế chăm sóc sức khỏe v.v…

ETFs hàng hóa

ETFs hàng hóa, đúng như tên gọi của nó. Các ETFs hàng hóa này chỉ đầu tư vào hàng hóa. Thí dụ như: Dầu thô, vàng – bạc, bitcoin v.v…

ETFs hàng hóa mang lại 1 số lợi ích như sau:

+ Thứ 1, nó làm cho việc đa dạng hóa trở nên dễ dàng hơn. Vì mua/bán các ETFs vàng thường dễ dàng và nhanh chóng hơn là so với việc mua vàng vật chất.

+ Thứ 2, chi phí quản lý của các ETFs hàng hóa thấp hơn. Tổng mức chi phí khi nắm giữ ETFs vàng tính ra là vô cùng rẻ so với việc nắm giữ vàng vật chất, với đủ thứ chi phí như: bảo quản, bảo hiểm, lưu trữ, đánh bóng làm mới v.v…

+ Thứ 3, chính là an toàn hơn. Dễ hiểu thôi: Vàng vật chất dễ bị trộm bị cướp. ETFs vàng thì khó hơn nhiều đấy.

Bài viết riêng cho ETFs hàng hóa sẽ có thêm sau này.

ETFs tiền tệ

Nếu bạn đã biết đến thị trường giao dịch tỷ giá hối đoái (forex) mà chưa từng nghe qua ETFs tiền tệ thì quả là thiếu sót đấy.

Các ETFs tiền tệ thường được dùng để theo dõi tình hình hoạt động của các cặp tiền tệ (thí dụ như đô la Mỹ và Châu Âu – USD/EUR)

ETFs tiền tệ có nhiều mục đích, thí dụ như:

+ Dùng để đánh giá và suy đoán sự phát triển kinh tế – chính trị của các quốc gia.

+ Chúng cũng được sử dụng như là 1 cách thức đa dạng hóa cho tổng thể danh mục đầu tư.

+ Dùng để chống lại sự biến động trên thị trường tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

+ Dùng để bảo hiểm cho quá trình kinh doanh – chủ yếu là các doanh nghiệp có liên quan đến xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhận tiền, ngân hàng, quỹ đầu tư quốc tế v.v…

+ Dùng để chống lại mối đe dọa từ lạm phát của 1 tiền tệ nào đó.

Nếu có thời gian, sau này sẽ viết riêng 1 bài về ETFs tiền tệ sau.

ETFs nghịch đảo

ETFs nghịch đảo – Tức là nó nghịch đảo lại với tài sản cơ bản của nó – Bằng cách bán khống.

Thí dụ: Các ETFs nghịch đảo cổ phiếu cố gắng tìm kiếm lợi nhuận từ việc cổ phiếu giảm giá. Bằng cách bán khống cổ phiếu.

Trong thực tế, các quỹ ETFs nghịch đảo không thực hiện lệnh bán khống. Mà họ sẽ dùng các hợp đồng phái sinh để làm việc đặt cược cho giá cổ phiếu đi xuống.

Hay nói cách khác, các ETFs nghịch đảo đặt cược vào việc thị trường suy giảm đi xuống. Khi thị trường giảm, các ETFs nghịch đảo sẽ tăng lên và sinh lời.

Có lẽ bạn nên tìm hiểu thật kỹ và hiểu thật rõ về ETFs nghịch đảo trước khi tham gia vào. Các ETFs nghịch đảo có tên chuyên môn riêng – Và thông thường tồn tại dưới hình thức tài sản giấy tờ được bảo lãnh bởi 1 tổ chức phát hành nào đó (như ngân hàng).

Ngoài ra, nếu bạn biết hợp đồng quyền chọn – Options thì có thể tự làm trực tiếp chứ không cần phải quan tâm đến cái ETFs nghịch đảo này làm gì cho thêm rắc rối phiền phức.

Chuỗi bài viết về ETFs còn dài lắm, chưa hết đâu.

Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về chứng khoán Mỹ, bạn nên xem qua 2 cuốn sách này:

Cách Tạo DÒNG TIỀN Bằng Hợp Đồng Quyền Chọn Options

Cách kiếm tiền thông mình và bền vững từ chỉ số chứng khoán Mỹ SPX – SPY

Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.

No Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *